Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Mở rộng An Bang, Sơn Ca, nhà giàn DK1 Quế Đường

An Bang



Đảo Sơn Ca (ảnh từ facebook bác Thiềm Thừ, phóng viên báo Tiền Phong)

































Tàu của công ty Dầu khí đang lắp đặt nhà giàn DK1 bãi Quế Đường



Mở rộng đảo Sinh Tồn, Song Tử Tây

Nguồn ảnh: diễn đàn ttvnol

Song Tử Tây




Sinh Tồn Đông xưa



Tháng 5/2015






Mở rộng ở đảo Thuyền Chài, Núi Le

Thuyền Chài




Núi Le cũ (hai nhà lâu bền ở điểm A và B)


Hiện tại




























Mở rộng đảo Phan Vinh

Phan Vinh

Năm 2013


Hiện tại





Xây dựng trung tâm hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây, Trường Sa

Nguồn: Diễn đàn ttvnol

Đá Tây xưa


Nay












Mở rộng đảo Trường Sa lớn

Đảo Trường Sa Lớn

Trước khi mở rộng


Tập kết vật liệu


Bắt đầu mở rộng








Argentina tiếp nhận bốn tàu vận tải từ Nga

Tin từ Janes

Số tàu này được bộ quốc phòng Argentina đặt mua vào cuối năm 2014 với giá 8.2 triệu usd. Đây là những chiếc tàu cũ thuộc lớp Ice class L1 (có thể di chuyển ở vùng biển băng giá) được chế tạo vào thập niên 90, có chiều dài 81m, ngang 4.9m và cao 15.98m.

Chúng khởi hành từ cảng Murmansk và Archangel ở Nga từ ngày 20/10, với thủy thủ đoàn gồm 30 người Nga và Argentina, và cập bến cảng quân sự Buenos Aires ngày 5/12.

Hai trong số 4 tàu trên sẽ phục vụ ở căn cứ hải quân Ushuaia, chiếc thứ 3 ở căn cứ Puerto Belgrano và chiếc cuối cùng tại Mar Del Plata.

Rò rỉ hình ảnh tàu tiếp liệu mới của hải quân Trung Quốc

Tin từ Janes


Hình ảnh trên được cho là con tàu vận tải tiếp liệu mới nhất của hải quân Trung Quốc, có thể đang được chế tạo tại xưởng tàu ở Quảng Đông. 

Được định danh thuộc lớp 901, tuy thông tin chi tiết về nó vẫn còn hạn chế nhưng có thể ước đoán lượng giãn nước của tàu tầm 40000 - 45000 tấn, chiều cao mạn khoảng 31.5m. Hiện con tàu đang trong giai đoạn hoàn thành và sẽ được hạ thủy vào năm 2016. 

Có thể con tàu thứ hai hiện đang được chế tạo. Đây là bước đi nhằm tăng cường khả năng hậu cần cho các đội tàu biển xa của hải quân Trung Quốc.

Ba Lan tiếp nhận số tăng Leopard 2A5 cuối cùng

Tin từ Janes

Ba Lan vừa tuyên bố tiếp nhận lô xe tăng chủ lực Leopard 2 cuối cùng từ Đức.

The last batch of Leopard 2A5 MBTs were transferred to Poland on 28 November. (Polish Ministry of Defence)Hình ảnh xe tăng trên đường tới Ba Lan hôm 28/11




Năm 2013, Ba Lan đã kí hợp đồng mua 119 xe tăng Leopard cùng 220 phương tiện quân sự khác với giá trị hợp đồng lên tới 203 triệu usd. Số xe trên được lấy từ kho dự trữ của quân đội Đức, và được trang bị cho lữ đoàn kỵ binh thiết giáp số 34, đóng ở Zagan.

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí IHS Janes, chỉ huy Rafal Nowak của lữ đoàn 34 cho biết: "Chúng tôi đã nhận số xe tăng Leopard 2A5 cuối cùng vào ngày 28/11. Hiện lữ đoàn đã được trang bị đầy đủ với 14 xe tăng Leopard 2A4 và 105 xe tăng Leopard 2A5 mới hơn. Số phương tiện quân sự còn lại gồm xe tải, xe thiết giáp cứu kéo Bergepanzer 2 sẽ được chuyển giao vào giữa năm 2016."

Nhật Bản tài trợ hai tàu tuần tra cho Djibouti

Tin từ Janes
Ngày 2/12, Djibouti đã tổ chức lễ tiếp nhận hai tàu tuần tra mới, được chế tạo bởi Cty Sumidagawa Nhật Bản. Hợp đồng trị giá 7.5 triệu usd được cấp vốn từ tổ chức di cư quốc tế của Nhật Bản (IOM), đồng thời Nhật Bản cũng tài trợ chi phí cho thủy thủ đoàn gồm 20 người để vận hành và bảo dưỡng số tàu trên.

Tập đoàn Lockheed Martin giành được hợp đồng tên lửa trị giá 318 triệu usd


Nguồn: Reuters
Hôm qua, Lầu Năm Góc cho biết tập đoàn Lockheed Martin sẽ bán tên lửa Hellfire cho lực lượng lục quân, không quân Hoa Kì và một số quốc gia khác gồm: Hàn Quốc, Ai Cập, Pakistan, Iraq, Ấn Độ, Arap Saudi, Tunisia và Indonesia.
Cuộc chiến chống lại phiến quân ISIS và các cuộc xung đột quân sự khác trên thế giới đã thúc đẩy nhu cầu về đạn dược, hệ thống chống tên lửa và trực thăng từ Hoa Kì.

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Tây Ban Nha nhận chiếc trực thăng NH90 thứ hai

Tin từ Flightglobal

Đây cũng là chiếc trực thăng đầu tiên được giao cho Tây Ban Nha kể từ sau lần điều chỉnh hợp đồng hồi đầu năm, cắt giảm số lượng đơn hàng từ 45 xuống còn 22 chiếc.



Tổng cộng đã có 28 chiếc NH90 được bàn giao trong năm nay, thấp hơn mức dự đoán 50 chiếc trong năm 2015 của tập đoàn NHI lúc trước. Hiện có 260 chiếc NH90 đã được giao cho quân đội các nước.

Trực thăng vận tải chiến thuật (phiên bản chở quân) NH90 được trang bị động cơ CT7 của công ty GE Aviation, Hoa Kì.

Tổng thống Indonesia bác quyết định mua trực thăng AW-101

Nguồn Flightglobal

Hy vọng bán 3 chiếc trực thăng AW-101 (phiên bản chuyên chở VIP) của công ty Agusta Westland đã tan biến sau khi tổng thống Joko Widodo từ chối kế hoạch mua sắm của không quân.

Ngày 25/11, người đứng đầu lực lượng không quân, tướng Agus Supriatna nói họ đã lchọn mua trực thăng 15.6 tấn do Anh chế tạo, ông lưu ý rằng không có loại trực thăng do Indonesia chế tạo nào đáp ứng được yêu cầu.

Việc mua trực thăng AW-101 là một phần trong kế hoạch chiến lược của phi đội 45 trong giai đoạn từ 2015 - 2019, ông cho hay.

Tuy nhiên, sau khi nội các nhóm họp hôm 3/12 nhằm thảo luận việc mua sắm quốc phòng, tổng thống Wikodo đã từ chối chấp thuận kế hoạch mua trực thăng. Theo như lời của thư ký nội các Pramono Anung, được báo chí địa phương trích dẫn.

Nguyên nhân là do chiếc trực thăng hiện tại vẫn còn sử dụng được và mức giá của AW-101 quá mắc. Tuy nhiên, tổng thống đã yêu cầu thay thế bằng trực thăng nội địa, hoặc có tỉ lệ nội địa hóa cao.

Tin từ Janes

Cộng Hòa Séc mua tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin

Bộ quốc phòng Cộng Hòa Séc vừa công bố kế hoạch mua tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin của tập đoàn Raytheon, Hòa Kì.

Khoản ngân sách mua sắm này khoảng 254 triệu Czk (tương đương 10 triệu usd), số tên lửa này sẽ được dành cho lực lượng lục quân. Thương vụ sẽ được thực hiện thông qua bộ quốc phòng Hoa Kì, theo chương trình bán vũ khí cho nước ngoài.

Ngoài ra, chính phủ cộng hòa Séc cũng chấp thuận yêu cầu mua hai đơn vị radar trinh sát trị giá 140 triệu Czk ( 5 triệu usd), nhằm bổ sung cho tổ hợp phòng không tầm thấp RBS-70 mua từ Saab (Thụy Điển). Tổ hợp này hiện đang trang bị cho tiểu đoàn phòng không ACR's 25 đóng ở Straknonice.

Ý tiếp nhận chiến đấu cơ F-35 đầu tiên

Tin từ Janes

Chỉ huy lực lượng không quân Ý, trung tướng Pasquale Preziosa tại buổi lễ bàn giao ở căn cứ Cameri.

Không quân Ý vừa tiếp nhận chiến đấu cơ F-35 đầu tiên (trong số 90 chiếc) hôm 3/12.

Buổi bàn giao F35A - chiếc đầu tiên được lắp ở ngoài nước Mĩ đã diễn ra ở căn cứ không quân Cameri của Ý, đây cũng là nơi lắp ráp F-35A của nước này. Chiếc máy bay sẽ bay tới căn cứ không quân Luke ở bang Arizona, nơi các phi công Ý đang huấn luyện với không quân Mĩ.

Cơ sở lắp ráp và kiểm tra (FACO) ở Cameri được điều hành bởi Alenia Aermacchi và Lockheed Martin. Đây cũng là cơ sở lắp ráp F-35 duy nhất ngoài nước Mĩ. Cơ sở này bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2013. Bên cạnh việc lắp ráp phiên bản F-35A (CTOL - phiên bản thông thường) và F-35B (STVOL - cất cánh đường băng ngắn) cho Ý, cơ sở này cũng đảm nhiệm việc chế tạo F-35A cho Hà Lan.

Ý đã đặt hàng 60 chiếc F-35A và 30 chiếc F-35B để thay thế phi đội Tornado, AMX và AV-8 Harrier II, trong khi Hà Lan cần 37 chiếc F-35A để thay thế số F-16 của mình.

Lục quân Mỹ ra lệnh đình chỉ bay với trực thăng sau hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng

Tin từ Janes



Ngày 3/12, lục quân Mĩ đã ra lệnh đình chỉ bay với máy bay trực thăng ở 11 cơ sở quân sự, sau một chuỗi tai nạn chết người trong những tuần gần đây.

Lệnh cấm này cũng cho phép người đứng đầu đơn vị không quân lục quân xem xét lại quy trình huấn luyện, các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro cho trực thăng, và nhằm tránh lặp lại các tai nạn gây chết người và thiết bị."

Vụ trực thăng chiến đấu Boeing AH-64D rơi ngoài Fort Hood, bang Texas hôm 2/12 là vụ tai nạn nghiêm trọng thứ 3 trong vòng 10 ngày trở lại đây.  Ngày 23/11, một chiếc Apache khác cũng gặp nạn ở Hàn Quốc, trong khi một chiếc UH-60 rơi tại căn cứ Fort Hood. Tất cả đều đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.

Ngoài 10 căn cứ lục quân, lệnh cấm 4 ngày này cũng có hiệu lực với căn cứ liên hợp Lewis-McChord ở bang Washington. Tuy nhiên các cơ sở quân sự ở nước ngoài vẫn hoạt động bình thường.

Tướng Abrams đã ra lệnh cho người đứng đầu bộ phận không quân lục quân kiểm tra lại toàn bộ tiến trình giao ban nhiệm vụ, kế hoạch bay và quy trình bảo dưỡng máy bay. 

Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận xuồng tuần tra cao tốc MS 50

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Thêm tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam

Tháng 6/2014, Quốc hội VN đã thông qua nghị quyết cấp ngân sách 16000 tỷ đồng (khoảng 760 triệu usd) nhằm hỗ trợ tàu cho ngư dân, tăng cường trang thiết bị cho cảnh sát biển và kiểm ngư. Trong đó phân bổ 500 triệu usd để đóng mới 32 tàu cho CSB và KN.

Theo phóng sự của kênh QPVN (thuộc BQP) vào tháng 11/2015, lực lượng CSB nhận khoản ngân sách 200 triệu usd (trong số 500 triệu usd) để mua thiết bị và đóng mới 7 tàu tuần tra đa năng và vận tải. Các tàu này được khởi đóng vào cuối năm 2014 tại công ty đóng tàu Hồng Hà, Sông Thu và Z189 thuộc BQP, bao gồm: 2 tàu DN-2000 (số hiệu 8004 và 8005), 4 tàu TT-400 (số hiệu 4036 - 4039), 1 tàu vận tải tiếp liệu 2900 tấn (7011).

Vậy có thể 300 triệu usd còn lại được dành để đóng 25 tàu mới cho lực lượng kiểm ngư? Hiện chưa có thông tin gì về số tàu cũng như chủng loại, trừ chắc chắn rằng trong số này có 2 tàu DN-2000, số hiệu 779 (sắp hạ thủy) và 780 (đang được đóng). Tổng cộng có 8 tàu tuần tra lớp DN-2000 được đóng, 4 tàu cho CSB và 4 tàu cho KN.

Ngoài ra còn có các tàu tuần tra, vận tải khác cho lực lượng biên phòng, và hải quân được hạ thủy trong năm 2015.

DN-2000 (đằng sau có thể là KN-780)

Thiết kế: Damen (Hà Lan)
Giãn nước: 2400 tấn
Dài: 90m
Rộng: 14m
Vận tốc: 21 hải lý/giờ
Kíp thủy thủ: 40 người
Kíp cứu nạn: 30 người
Có thể hoạt động liên tục 40 ngày đêm


TT-400
Thiết kế: Cty đóng tàu Hồng Hà
Giãn nước: 400 tấn
Dài: 54m
Rộng: 9,3m
Tốc độ: 14 hải lý/giờ
Tầm hoạt động: 2500 hải lý
Có thể hoạt động liên tục 30 ngày đêm.

Tàu vận tải đa năng


Tàu vận tải đa năng, tiếp dầu trên biển 7011 của Cảnh sát biển Việt Nam
Thiết kế: Cty đóng tàu Hồng Hà
Giãn nước: 2900 tấn
Dài: 90m
Rộng: 14m
Tốc độ: 13,5 hải lý/giờ
Tầm hoạt động: 6000 hải lý
Có thể hoạt động liên tục 60 ngày đêm

Chiếc C-17 cuối cùng rời khỏi xưởng chế tạo của Boeing ở California

Dịch từ CNN

Đích đến của chiếc C-17 Globemaster là nhà chứa may bay ở San Antonio, sau đó nó sẽ được bàn giao cho không quân Qatar.
enter image description here
Tổng cộng Boeing đã chuyển 223 chiếc C-17 cho không quân Mỹ, 48 chiếc cho các khách hàng quốc tế gồm Canada, Anh, Úc, khối Nato, Ấn Độ, Qatar, Kuwait và các tiểu vương quốc Arab thống nhất.

Hiện vẫn còn 4 chiếc đang trong phân xưởng, và sẽ được chuyển cho Qatar vào 2016.

"Hôm nay là một ngày buồn, nhưng tất cả nhân viên Boeing và các đối tác đã làm việc miệt mài để chế tạo chiếc máy bay tuyệt vời này có thể tự hào."

Việc đóng dây chuyền chế tạo C-17 khiến Boeing quyết định đóng cửa nhà máy Long Beach, nơi làm việc của 2200 người lao động. Nhiều người lao động sẽ nghỉ hưu, trong khi số khác sẽ chuyển sang các nhà máy khác.

Đây là cú giáng mới nhất vào ngành công nghiệp hàng không của bang California, nơi đã phải chịu cảnh sa sút hàng thập kỉ.

Hàn Quốc và Indonesia kí thỏa thuận hợp tác chế tạo chiến đấu cơ KFX

Dịch từ Jarkata

Hai nước đã nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược, sau khi kí kết thỏa thuận hợp tác chế tạo chiến đấu cơ KFX/IFX.

Thỏa thuận được kí hôm thứ sáu bởi CEO Ha Sung-yong của tập đoàn công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI), và chủ tịch Budi Santoso phía tập đoàn PT DI phía Indonesia.

Chứng kiến lễ thỏa thuận còn có ông Ryamizard Ryacudu - bộ trưởng quốc phòng Indonesia, và ngài đại sứ Cho Tai-yuong của Hàn Quốc tại Jakarta. Đây là thỏa thuận nằm trong giai đoạn hai, chế tạo và phát triển (EMD)  của chương trình KFX/IFX.

Ông Ryamizard cho biết đây là một quá trình khó khăn, cần sự cam kết hỗ trợ của cả hai bên bao gồm chia sẻ kiến thức, công nghệ và chuyên gia.

"Thỏa thuận hợp tác cũng là bước đi chiến lược đầu tiên cho ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là phía PT DI, để phát triển khả năng sản xuất và công nghệ cho máy bay chiến đấu."

Ông cũng nói thêm thỏa thuận sẽ cho phép việc sản xuất, bảo dưỡng, thay đổi và nâng cấp chiến đấu cơ.

Còn ngài đại sứ Hàn Quốc cho rằng đây là biểu tượng cho sự hợp tác chiến lược của hai nước.

Có hơn 2000 công ty Hàn Quốc hiện đang hoạt động ở Indonesia, trong đó có không ít công ty quốc phòng.

"Chúng tôi muốn nâng mối quan hệ thương mại này lên mức hợp tác, như dự án KFX/IFX".

Hàn Quốc đá bán một phi đội máy bay huấn luyện F/A-50 và ba tàu ngầm cho Indonesia, và đặt mua máy bay vận tải/tuần tra biển CN-235 từ PT DI.

"Hợp tác phát triển máy bay chiến đấu không phải đơn giản, vì nó cần công nghệ phức tạp." Ngài đại sứ nói thêm "Hàn Quốc là một đối tác hợp lý, không chỉ đóng góp vào dự án máy bay chiến đấu mà còn có cả tàu ngầm."

Ông cho biết dự án sẽ sử dụng kỹ thuật công nghệ của Hàn Quốc, và không bị ảnh hưởng bởi quyết định từ chối chuyển giao 4 công nghệ quan trọng cho Hàn Quốc của Hoa Kỳ, bao gồm: radar AESA, hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu bằng hồng ngoại (IRST), pod quang điện chỉ thị mục tiêu, hệ thống gây nhiễu tín hiệu radio.

Chủ tịch PT DI, ông Budi cho hay việc Mỹ từ chối chuyển giao sẽ không cản trở dự án hợp tác trị giá 8 tỉ usd này, vì còn có các nhà cung cấp khác sẵn sàng hỗ trợ.

Nguyên mẫu đầu tiên sẽ được ra mắt vào năm 2019, nguyên mẫu thứ 5 sẽ được chế tạo tại PT DI. Dự kiến máy bay sẽ bắt đầu phục vụ vào khoảng 2024 - 2025.

IFX sẽ có tầm bay xa hơn, hệ thống data link tự nghiên cứu (phối hợp với Su 30), trong khi KFX có hệ thống tiếp dầu trên không tiên tiến hơn, và dùng data-link chuẩn US.