Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Hàn Quốc và Indonesia kí thỏa thuận hợp tác chế tạo chiến đấu cơ KFX

Dịch từ Jarkata

Hai nước đã nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược, sau khi kí kết thỏa thuận hợp tác chế tạo chiến đấu cơ KFX/IFX.

Thỏa thuận được kí hôm thứ sáu bởi CEO Ha Sung-yong của tập đoàn công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI), và chủ tịch Budi Santoso phía tập đoàn PT DI phía Indonesia.

Chứng kiến lễ thỏa thuận còn có ông Ryamizard Ryacudu - bộ trưởng quốc phòng Indonesia, và ngài đại sứ Cho Tai-yuong của Hàn Quốc tại Jakarta. Đây là thỏa thuận nằm trong giai đoạn hai, chế tạo và phát triển (EMD)  của chương trình KFX/IFX.

Ông Ryamizard cho biết đây là một quá trình khó khăn, cần sự cam kết hỗ trợ của cả hai bên bao gồm chia sẻ kiến thức, công nghệ và chuyên gia.

"Thỏa thuận hợp tác cũng là bước đi chiến lược đầu tiên cho ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là phía PT DI, để phát triển khả năng sản xuất và công nghệ cho máy bay chiến đấu."

Ông cũng nói thêm thỏa thuận sẽ cho phép việc sản xuất, bảo dưỡng, thay đổi và nâng cấp chiến đấu cơ.

Còn ngài đại sứ Hàn Quốc cho rằng đây là biểu tượng cho sự hợp tác chiến lược của hai nước.

Có hơn 2000 công ty Hàn Quốc hiện đang hoạt động ở Indonesia, trong đó có không ít công ty quốc phòng.

"Chúng tôi muốn nâng mối quan hệ thương mại này lên mức hợp tác, như dự án KFX/IFX".

Hàn Quốc đá bán một phi đội máy bay huấn luyện F/A-50 và ba tàu ngầm cho Indonesia, và đặt mua máy bay vận tải/tuần tra biển CN-235 từ PT DI.

"Hợp tác phát triển máy bay chiến đấu không phải đơn giản, vì nó cần công nghệ phức tạp." Ngài đại sứ nói thêm "Hàn Quốc là một đối tác hợp lý, không chỉ đóng góp vào dự án máy bay chiến đấu mà còn có cả tàu ngầm."

Ông cho biết dự án sẽ sử dụng kỹ thuật công nghệ của Hàn Quốc, và không bị ảnh hưởng bởi quyết định từ chối chuyển giao 4 công nghệ quan trọng cho Hàn Quốc của Hoa Kỳ, bao gồm: radar AESA, hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu bằng hồng ngoại (IRST), pod quang điện chỉ thị mục tiêu, hệ thống gây nhiễu tín hiệu radio.

Chủ tịch PT DI, ông Budi cho hay việc Mỹ từ chối chuyển giao sẽ không cản trở dự án hợp tác trị giá 8 tỉ usd này, vì còn có các nhà cung cấp khác sẵn sàng hỗ trợ.

Nguyên mẫu đầu tiên sẽ được ra mắt vào năm 2019, nguyên mẫu thứ 5 sẽ được chế tạo tại PT DI. Dự kiến máy bay sẽ bắt đầu phục vụ vào khoảng 2024 - 2025.

IFX sẽ có tầm bay xa hơn, hệ thống data link tự nghiên cứu (phối hợp với Su 30), trong khi KFX có hệ thống tiếp dầu trên không tiên tiến hơn, và dùng data-link chuẩn US.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét